Hình sự- Bài tập - CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ
BÀI TẬP
Bài tập 1
Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận
trong một trận bóng quốc tế, A đã tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng
một xe Dream “đập thùng” cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc
đua là các tay đua phải dùng xe không thắng. Nhiều thanh niên đã hưởng ứng và
tham gia vào cuộc đua ngay trên đường phố.
Hãy xác định tội danh đối với các hành vi được
nêu trong các tình huống sau:
a. Đám đua xe bị bắt giữ trong
đó có cả A và họ không gây tai nạn gì.
A - tổ chức đua xe trái phép
Điều 265
Tội đua xe trái phép thì chưa
có hậu quả nên không có tội
Tội gậy rối trật tự thì do
thẩm quyền của cơ quan chức năng.
b. Trong quá trình đua xe do
không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải một chị phụ nữ đang đi xe đạp
cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ não.
B, C – Tội đua xe trái phép
Điều 266
c.
Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy
thoát một số theo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe không
thắng nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương với tỷ lệ
thương tật 35%.
Gọi những người gây tại nạn
là D – Phạm tội vi phạm quy định về tham gia an toàn giao thông Điều
260 (vì lúc bỏ chạy thì không còn trong cuộc đua xe nữa :)
Bài tập 2
H trực tiếp điều khiển xe ô tô bị mắc lầy tại
lề đường quốc lộ 19 (Gia Lai). Để kéo xe lên, H đã kéo sợi dây cáp ngang qua
đường quốc lộ và móc vào cây mít bên kia đường, đồng
thời bảo hai người làm công đi theo xe là T và N đứng cách sợi dây cáp khoảng 3
mét để báo hiệu xin đường ở hai hướng. Sợi dây cáp căng ngang qua đường
cách mặt đường 1,2 mét. Lúc này, A điều khiển xe mô tô chở B đi đến với tốc độ 50-60 km/h. T liền đưa tay báo hiệu nhưng A không biết để dừng xe mà vẫn
lái xe lao thẳng vào sợi dây cáp (biện pháp này chưa đủ khả quan).
A và B bị dây cáp cản văng ra khỏi xe, bị thương nặng, chiếc xe mô tô ngã, lao
đi 29 mét mới dừng lại. H đưa hai nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu nhưng do vết
thương quá nặng A đã chết.
Hãy xác
định tội danh trong vụ án này.
Tội cản trở giao thông đường
bộ Điều 261
Bài tập 3
Vào lúc 2h sáng, A điều khiển xe ô tô trên
đường thì xe bị hỏng. A dừng xe sát lề phải đường và đi gọi thợ đến sửa xe. Do
trời tối, B điều khiển xe mô tô đi cùng chiều và đã tông vào xe của A dẫn đến
hậu quả là B chết.
A có
phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì trong các trường hợp sau:
1. A để xe bên lề đường không có
biển báo hiệu, đoạn đường này không có đèn chiếu sáng công cộng;
Tội cản trở giao thông đường
bộ Điều 261
2. A đã thực hiện các biện pháp
cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật trước khi rời khỏi xe.
Không có tội phạm.
Bài tập 4
Tối 9-1, A và B trèo tường
vào khu vực W9B đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất tháo trộm các bộ đèn tim đường
băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an, A và B khai đã ba lần lẻn
vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tim đường để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt
hại của 3 lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ
án này và giải thích tại sao?
bộ đèn tim đường băng – công trình điện – quan trọng an ninh quốc gia
Tội phá huỷ công trình quan
trọng an ninh quốc gia Điều 303
Bài tập 5
A là bảo
vệ của một công ty khai thác đá. Biết trong công ty có một lượng lớn thuốc nổ
dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15 kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một
ngư dân để B đánh bắt cá.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án
này và giải thích tại sao?
Tội chiếm đoạt Vật liệu nổ
– Điều 305
A qua biên giới Trung Quốc mua trái phép một lượng pháo
nổ khoảng 200 kg rồi vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới Việt Nam. A bán số
pháo nổ này cho B thì bị bắt.
Hãy xác
định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Tội buôn bán hàng cấm – Điều 190
Các loại pháo - Nghị định số 03/2000/NĐ-CP
Bài tập 7
Khương, Duy (em của
Khương), Hào, Quý rủ nhau ra khu du lịch Xuân Thiều uống rượu. Khi Quý, Hào
chuẩn bị ra về thì Khương vô cớ gây sự với Quý và Hào, hai bên cãi nhau qua
lại. Khương dùng thắt lưng đánh Quý, còn Duy đập vỡ 2 chai bia lấy phần còn lại
dí sát vào cổ của Hào. Quý và Hào bỏ chạy, Khương và Duy đuổi theo làm mọi
người đến khu du lịch bỏ chạy tán loạn, gây náo động ở khu du lịch. Ngay lúc
đó, anh Nhơn là tổ trưởng bảo vệ khu du lịch ra tìm cách khuyên răn để Khương
và Duy ra về nhằm ổn định trật tự. Khương và Duy chẳng những không nghe mà còn
cho rằng anh Nhơn “lên lớp”, “dạy đời” bọn chúng. Duy nắm cổ áo và giật bảng
tên của anh Nhơn đeo trước ngực, Khương xông vào dùng thắt lưng đánh anh Nhơn
khiến anh bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 8%. Sau đó, Khương và Duy bị
lực lượng công an bắt giữ.
Hãy xác
định tội danh trong vụ án này.
Tội gây rối trật tự công
cộng Điều 318
Bài tập 8
Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa
hè gần trường PTTH X. Đến khoảng 14h45 phút thì A lấy xe chở B đến trường X để
tìm bạn gái của A (là P) đang học ở trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ
học nhưng A vẫn chạy xe thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng
bị P từ chối. Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô, rú ga chạy
xe ra khỏi trường rồi quay lại quán nhậu tiếp. Đến khoảng 15h45 phút, sau khi
đã nhậu say, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng
học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to. Bảo vệ trường thấy vậy nên
khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú
bảo vệ ngay trước dãy phòng học. Sau đó, cả hai trèo tường ra ngoài. A chạy đến
nhà người quen mượn một cái búa bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây. Có
rựa và búa trong tay, A quay lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá
tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và
B đứng trước cổng trường la hét, chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng
gây thiệt hại 10 triệu đồng. Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa và búa chạy vào
trường gây sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm cho các giáo viên, học
sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại
sao?
Tội gây rối trật tự công cộng.
Bài tập 9
Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có
Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi. Khi mọi người đang ngồi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham gia đánh bạc bằng hình thức
“đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm đi lấy một bát, một đĩa
sứ và một hột súc sắc.
Đến 16 giờ khi mọi người đang sát phạt nhau thì
bị lực lượng công an bắt quả tang. Tang vật thu giữ gồm: một bát, một đĩa sứ,
một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu
trên chiếu bạc là 2.164.000 đồng.
Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định
tội danh đối với Tâm:
a.
Tâm phạm tội đánh bạc.
b.
Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
c.
Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc.
Theo anh
(chị), Tâm phạm tội gì? Tại sao?
Không đủ cấu thành tội phạm
Giả sử đủ tiền – A cũng
đánh bạc thì phạm ba tội: đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc
(giáo trình)
Bài tập 10
A, B bàn bạc với nhau về việc
góp vốn để thu hút người tới đánh bạc. Họ đã thống nhất góp mỗi người 3,5 triệu
làm vốn để thuê xe, chi dùng cho kế hoạch đã bàn. Để đối phó với cơ quan chức
năng, địa điểm đánh bạc luôn được thay đổi. Chúng đã thuê 01 xe ô tô để chở
những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc. Chúng thuê C và D đi
theo đám bạc, canh gác và nhận tiền chung chi của những người đánh bạc với tiền
công 150.000 đồng/ngày. H là người bán trà đá dạo. Thấy A, B hay đưa đám bạc ra
ngoại thành đánh bạc nên H xin A được đi theo để bán trà. A đồng ý cho H đi
theo đám bạc để bán trà đá mỗi ngày. Tiền bán trà đá H không phải chung chi gì
cho A, B.
Vụ việc bị phát giác. Công an
bắt giữ được A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc. Công an đã thu giữ 4.500.000
đồng trên chiếu bạc; thu giữ được 13.500.000 trên người của những người tham
gia đánh bạc; thu giữ được 8.000.000 đồng trong bóp tiền của A.
1. Hãy xác định số tiền đánh bạc
trong vụ án này. Biết rằng, những người đánh bạc thừa nhận số tiền trên người
của họ là để dùng để đánh bạc, A khai rằng số tiền 8 triệu trong bóp của A là
tiền vợ đưa để mua xe Honda và A không dùng số tiền đó để đánh bạc. Kết quả
điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
4.500.000 đồng trên chiếu bạc; thu giữ được
13.500.000 trên người của những người tham gia đánh bạc
2.
Hãy xác định A, B, C, D và H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
A, B tổ chức đánh bạc - C, D đồng phạm
H –
không tố giác tội phạm.
3. Hành vi của những người tham
gia đánh bạc có cấu thành tội phạm không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội đánh bạc – Điều 321
Bài tập 12
A là gái
mại dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả là 200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là
người cho A thuê chỗ để hành nghề. Sau khi hành lạc xong B giả quên tiền nên
yêu cầu về nhà lấy tiền trả cho A và để lại giấy chứng minh nhân dân (CMND) làm
tin. A chờ không thấy B và C đến nên đã đến địa chỉ ghi trong giấy CMND thì
người có giấy CMND là một thanh niên khác và có nói anh bị mất giấy CMND. A tìm
kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu cầu công an giải quyết về hành vi của
B và C.
Hãy xác định có tội phạm trong
vụ việc này hay không với giả định:
a.
A là người dưới 16 tuổi.
Chia
hai trường hợp:
TH1: A từ 13 đến 16 tuổi à C và B cấu thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi ( điểm b khoản
2 Điều 329 BLHS)
TH2: A dưới 13 tuổi à B và C cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142
BLHS 2015
b.
A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.
C
và B cấu thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi ( Điều 329 BLHS)
D
phạm tội chứa mại dâm Điều 327 BLHS
c.
A là người trên 18 tuổi.
B,
C và A không phạm tội được quy định trong BLHS.
D
phạm tội chứa mại dâm Điều 327 BLHS:
Bài tập 13
23 giờ 20, Công an huyện K kiểm tra hành chính
nhà nghỉ X do A làm quản lý đã bắt quả tang tại phòng 301 có B (25 tuổi) và gái
bán dâm T (sinh năm 1996) đang thực hiện hành vi mua bán dâm. Qua đấu tranh,
các đối tượng mua bán dâm khai nhận: B là khách nghỉ trọ tại nhà nghỉ X, khi
biết B có nhu cầu mua dâm thì A đã gọi cho T đến bán dâm tại phòng 301. A và T
cũng khai nhận: khi khách có nhu cầu mua dâm thì A liên hệ với gái bán dâm đến
bán dâm tại nhà nghỉ X, mỗi lần bán dâm nếu về liền thì gái bán dâm phải trả
tiền môi giới cho A là 50.000 đồng, nếu ở qua đêm thì trả 70.000 đồng.
Anh (chị) hãy xác định A, B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Chỉ có A tội môi giới mại
dâm – điều 328
Bài tập 14
B (nghiện ma túy) đang chăm
sóc con gà đá của mình thì ông M đi ăn sáng về mang theo một ít thức ăn thừa
vứt ra cho gà ăn. Cho rằng cha mình cho gà ăn “bẩn” nên B lớn tiếng cự cãi với
cha. Thấy thái độ hỗn hào của con trai, ông M bực mình nói sẽ làm đơn bắt B đi
cai nghiện ma túy tập trung, vì thế xảy ra cuộc cãi vã ầm ĩ giữa B và M. Tuy là
con nhưng B tỏ ra hết sức hung hăng trong cả lời nói lẫn thái độ đối với cha
ruột và dọa đánh cha mình, khiến rất nhiều người kéo đến để xem.
Nhận được tin báo lãnh đạo
Công an phường đã cử X (một cán bộ Công an) kết hợp 2 thành viên Bảo vệ dân phố
xuống địa bàn giải quyết. Trước thái độ hung hăng của B, X và 2 thành viên bảo
vệ dân phố đã yêu cầu B về Công an phường để giải quyết. Không chấp hành yêu
cầu, B chạy vào nhà lấy ra 1 dao nhọn và 1 cây tuýp sắt để tấn công lực lượng
làm nhiệm vụ. Khi được yêu cầu buông vũ khí và đến cơ quan Công an để giải
quyết, B đã dùng tuýp sắt ném thẳng về phía tổ công tác nhưng không trúng ai. B tiếp tục
dùng dao chém vào người anh Y là thành viên tổ công tác, anh Y tránh né nên mũi
dao chỉ sượt qua vai nên chưa gây ra thương tích.
Hãy xác định hành vi của B có phạm tội không, nếu có phạm tội gì.
Tại sao?
Tội chống người thi hành công vụ – điều 330
Bài tập 15
Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón
bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách trên đường. Thấy vậy, T và H là chiến sĩ đội
tuần tra giao thông đuổi theo, ép xe của A vào lề đường và yêu cầu xuất trình
giấy tờ. A liền xuống xe, mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35 cm chạy tới chém
liên tiếp vào H. T rút súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập tức bị B
xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn,
T hoảng sợ chạy vào con hẻm gần đó. Sau khi
thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy. A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá đập phá làm
hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động) mà T và
H đang sử dụng rồi lên xe bỏ trốn cùng với khẩu súng mà B lấy của T. Anh
H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong do đa vết thương vào đầu và
bụng.
Hãy xác định tội danh cho
tình huống trên
A -Tội giết người – B, C không là đồng phạm
B - Tội chiếm đoạt vũ khí dân dụng – Điều 304
A, B, C tội
cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 178.
Bài tập 16
Khoảng 22 giờ, A điều khiển xe gắn máy trên
đường hướng về Nhà Bè thì va chạm với một xe máy của B chạy cùng chiều. Giữa
hai bên có cự cãi, A lấy con dao để trong cốp xe ra nhằm đe dọa B. Lúc này, lực
lượng công an xã Long Thới đến hiện trường giải quyết. Cán bộ công an – M yêu
cầu A để xe tại chỗ nhưng A không chấp hành mà nhặt một thùng giấy ném vào mặt
M. Sau đó A chạy sang bên đường nhặt một cây tre chạy đến đánh vào người M
nhưng M dùng dùi cui đỡ được nên chỉ bị trầy xước da. A bị bắt giữ ngay lúc đó.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
Chống người thi hành công vụ
Bài tập 17
T nhận Lệnh điều động khám sức khỏe đợt I của Ban chỉ huy quân sự
thành phố Q nhưng đến ngày khám T bỏ trốn không chấp hành. Tổ công tác của Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường D đã lập biên bản vi
phạm Luật nghĩa vụ quân sự đối với T.
Chủ tịch UBND phường D ra thông báo điều động T
khám sức khỏe nhưng T vẫn không chấp
hành. Tổ công tác của Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường D tiến hành lập biên bản
lần 2 về hành vi vi phạm Luật nghĩa vụ quân sự đối với T.
Chủ tịch UBND phường D ra Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với T về hành vi: Không có mặt khi có giấy gọi khám sức
khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng, phạt 300.000
đồng. Gia đình T đã chấp hành việc nộp phạt.
Sau đó 5 ngày, Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường
D tiếp tục thông báo buộc T phải chấp hành Lệnh điều động thanh niên đi khám
sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhưng T vẫn không chấp hành, và lập tức bỏ trốn khỏi
địa phương.
Anh chị hãy xác định T có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại
sao?
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự – Điều 332
Bài tập 18
K mặc
thường phục, mang theo máy ảnh, giấy, bút đi đến đoạn đường thuộc Quốc Lộ 1A
thuộc huyện P giả danh cán bộ cảnh sát giao thông để chụp, ghi hình
những ô tô vi phạm luật Giao thông đường bộ. Khoảng 14 giờ, thấy ô tô do anh V điều
khiển vượt một ô tô khách cùng chiều không đúng quy định, K liền ghi hình.
Tưởng K là cảnh sát giao thông, anh V quay
lại xin và bị K ra giá tiền “lót tay” là 500.000 đồng. Ngày hôm sau,
khi tiếp tục “làm nhiệm vụ” trên tuyến đường trên, K bị lực lượng Công an huyện
P bắt giữ. K khai nhận, bằng cách thức tương tự, trước đó K cũng đã lấy 500.000
đồng của một tài xế ô tô khách khác.
Anh chị hãy xác định K có phạm tội không? Nếu
có thì tội gì? Tại sao?
giả danh cán bộ cảnh sát giao – Không phải người có chức vụ quyền hạn
Bài này anh thấy K nó không có hành vi nào là chiếm
đoạt tài sản cả: cưỡng đoạt, lừa đảo,…
Không cấu thành tội phạm.
Bài tập 19
A và B là đối tượng không nghề nghiệp mặc trang phục Cảnh sát Cơ
động đã mang theo bộ đàm, đèn pin, dùi cui đi bắt những người điều khiển xe
máy không đội mũ bảo hiểm để phạt tiền. Các đối tượng này ép xe người vi phạm
là chị X vào vỉa hè rồi nói: “Chúng tôi là tổ công tác 141, đang làm nhiệm vụ,
yêu cầu xuất trình giấy tờ”. Sau hồi dọa nạt,
chị X sợ nên đưa cho A và B 200 ngàn đồng để không bị lập biên bản. A và B nhận
tiền của chị X rồi cho đi. Bằng thủ đoạn này, A và B đã chiếm đoạt được tổng số
tiền là 2 triệu đồng. Vụ việc sau đó bị phát hiện.
Theo anh (chị) A và B có phạm
tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội cưỡng
đoạt tài sản – Điều 170
Bài tập 20
A đã thuê B
làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng số tiền phải chi trả cho
số giấy tờ này là 530 triệu đồng. A đã dùng 9 tờ giấy giả này để vay tiền của 8
người với số tiền hơn 40 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã đổi chỗ ở, cắt đứt
mọi liên lạc. A bị cơ quan công an điều tra bắt giữ sau đó.
Anh chị hãy xác định A và B có phạm tội không? Nếu có thì tội gì?
Tại sao?
B làm giả 13 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sau đó sử dụng – Tội làm
giả tài liệu của cơ quan, tổ chức – Điều 341 - A Đồng phạm với tội này
A - Tội làm giả và sử dụng giấy chứng nhận, tài
liệu của cơ quan, tổ chức
A đã dùng 9
tờ giấy giả này để vay tiền của 8 người với số tiền hơn 40 tỉ đồng – Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Khoản 4 Điều
174
Bài tập
21
A trên danh nghĩa Giám đốc công ty Cổ phần ĐN, A đã mạo nhận trúng thầu các dự án trồng và kinh doanh các loại
nấm tại Quảng Bình, rồi đứng ra vay tiền của các cá nhân có nhu cầu hợp tác sản
xuất. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền trên 1 tỷ đồng vay và huy động được, A đã sử
dụng vào mục đích chi trả các khoản nợ cá nhân do làm ăn thua lỗ.
Sau đó, lợi dụng sự quen biết đối với nhiều cá
nhân, A đã đứng ra mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 27 hộ gia đình
tại xã P (huyện Y). A làm giả chữ ký, khuôn dấu của Chủ tịch UBND huyện Y,
rồi chuyển toàn bộ 27 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên sang tên mình và mang đi cầm cố để vay hàng trăm triệu đồng, sử dụng vào mục
đích cá nhân.
Hãy xác định tội danh trong trường hợp trên. Giải thích?
A – Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều 174
A làm giả, sử dụng con dấu
– Tội làm giả con dấu của cơ quan tổ chức –
Điều 341
A sửa chữa
và sử dụng Giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức – Điều
340.
A – Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Bài tập 22
Trong thời gian 2 năm, A và B
nhập xe lậu 41 chiếc xe ô tô vào Việt Nam. A và B đã bán lại số xe nhập lậu cho
C và D – là người có salon xe. Biết xe nhập lậu nhưng C và D vẫn mua số xe
này. Để làm hồ sơ đăng ký các xe nhập lậu này, C, D mua giấy tờ giả về nhập
khẩu xe ô tô do E cung
cấp với giá 1 triệu đồng/1 bộ. C và D
đã sử dụng các giấy tờ giả để đăng ký các xe ô tô nhập lậu và bán lại cho nhiều
người. với tổng số tiền 29.548.000.000 đồng. Nhờ việc buôn bán xe nhập lậu mà C
và D đã hưởng lợi bất chính 11. 342.000.000 đồng. Những người mua những chiếc
xe nêu trên không biết được xe được nhập lậu.
Hãy xác định A, B, C, D, E có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
A, B – Tội buôn lậu.
C, D – Tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có – Điều 323
C, D – Tội sử dụng tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức
E – Tội làm giả (con dấu- những tài liệu giả thì phải có con dấu) tài
liệu của cơ quan, tổ chức
Bài tập 24
A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp huyện X được phân công phụ trách địa bàn xã Y. A có nhiệm vụ nắm bắt nhu
cầu phát triển sản xuất ở địa phương để đề xuất với lãnh đạo Ngân hàng đáp ứng
kịp thời nhu cầu vay vốn của nông dân, thực hiện việc thẩm định, chịu trách
nhiệm về nội dung thẩm định và mức vốn cho vay trên địa bàn xã và thu hồi
lại số tiền đã cho nông dân
vay khi đến thời hạn thanh toán. Để thực hiện nhiệm vụ trên, A được cơ quan
giao tiền dưới hình thức tạm ứng để A chi cho người vay.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A đã thực hiện
những hành vi sau đây:
-
Lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân.
-
Đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín dụng
được 40.605.000đ nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài.
Hãy xác
định A phạm tội gì? Cần áp dụng điều khoản nào BLHS đối với A?
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – lửa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Tội tham ô
Bài tập 25
A là kế toán trưởng của
một công ty tư nhân. Là một người có năng lực trong nghiệp vụ và năng nổ nên A
giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng. Nhân một chuyến đi nước
ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ
thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Sau khi thu được
300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng với số tiền trên.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Tội tham ô tài sản – Điều 353
Bài tập 26
A là giám đốc một công ty
xuất khẩu nông sản thuộc doanh nghiệp nhà nước. A đã nhân danh giám đốc công ty
ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản cho một số cơ sở sản xuất tư nhân. Trong số
các hợp đồng đã ký, có một số hợp đồng được ký và nhận hàng, nhưng chưa trả
tiền trong các tình huống sau:
- A ký 3 hợp đồng với trị
giá hàng bao tiêu là 200 triệu đồng, nhưng việc ký hợp đồng không được phản ánh
vào sổ sách theo dõi của công ty. Người nhận hàng là người nhà của A và tự nhận
là người của công ty do A làm giám đốc với giấy giới thiệu do A cấp.
- A ký 5 hợp đồng phản
ánh trong sổ sách theo dõi của công ty. Việc nhận hàng bao tiêu do công ty thực
hiện. Sau khi nhận hàng A lệnh xuất kho và chiếm đoạt số hàng nông sản được
công ty nhận bao tiêu cho các cơ sở gởi hàng với trị giá 300 triệu đồng.
Tội tham ô.
Bài tập 27
A phạm tội mua bán trái phép
chất ma túy và bị tòa án tỉnh H tuyên án tử hình. A được giam tại trại tạm giam
công an tỉnh H. Biết được thông tin nhiều người thoát được án tử hình do mang
thai nên A quyết tâm phải mang thai. A đã từng xin tinh trùng của một phạm nhân
khác nhưng không thụ thai được.
Trong quá trình giam giữ, A
quen với B cũng là phạm nhân của trại (B bị kết án 5 năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, do mức án nhẹ lại cải tạo tốt nên B được Trại tạm giam cho
phép mang cơm cho các phạm nhân và làm vệ sinh buồng giam). Trong thời gian đưa
cơm cho phạm nhân, B đã nảy sinh tình cảm và quan hệ với A ngay trong buồng biệt
giam.
Biết được A và B có tình cảm
với nhau và thương cảm với số phận của 2 phạm nhân nên thượng úy T (cán bộ quản
giáo tại trại tạm giam) và G (chiến sỹ công an nghĩa vụ) đã nhiều lần mở cửa
buồng giam cho A và B quan hệ với nhau. Một thời gian sau A mang thai. (A sinh
được một bé trai và viện KHHS Bộ Công an đã tiến hành giám định gen và xác định
B là cha của đứa bé).
Hãy xác định hành vi của T và G có phạm tội không. Nếu có phạm tội
gì. Tại sao?
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ
Bài tập 28
Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính
xã X, A đã thu của 14 người dân trong xã với số
tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thu tiền, A thông báo với người dân đó là số tiền
nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56
triệu đồng. Số tiền còn lại A chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản.
Bài tập 29
Tổng kiểm toán Nhà nước ra
quyết định giao cho tổ kiểm toán gồm 4 thành viên là A, B, C, D thực hiện kiểm
toán việc quản lý, sử dụng và quyết toán vốn trái phiếu của Chính phủ tại tỉnh
K.
Trong quá trình công tác, do
phát hiện sai sót của một số Ban quản lý dự án trong việc sử dụng và quyết toán
vốn trái phiếu nên A, B, C, D đã đưa ra yêu cầu với một số Ban quản lý này là
phải đưa tiền cho tổ kiểm toán nếu muốn được giảm số liệu xuất toán và giảm
thanh toán. Vì sợ bị truy cứu trách nhiệm, các Ban quản lý này đã đồng ý đưa
tiền. Kết quả là A, B, C, D đã nhận được số tiền là 950 triệu đồng để điều
chỉnh số liệu xuất toán và giảm thanh toán cho các Ban quản lý dự án.
Hãy xác định tội danh của A, B, C, D trong vụ án này
Tội lạm dụng
chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản
Bài tập 30
Ông M đã thực hiện giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho N. Trong quá trình cấp lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, N đã liên hệ với A là cán bộ phòng Tài nguyên môi trường
quận X và B là cán bộ địa chính phường Y để nhờ chuyển một phần diện tích đất
nông nghiệp trong mảnh đất trên thành đất thổ cư. A và B yêu cầu N đưa 100 triệu đồng thì
sẽ thực hiện và N đã đồng ý.
Tuy biết việc chuyển mục đích
sử dụng đất trong trường hợp này là trái với quy định của pháp luật nhưng A và
B vẫn thực hiện bằng cách là: sửa chữa biên bản thẩm
tra hiện trạng sử dụng đất, hợp đồng tặng cho và nguồn gốc đất trong hồ sơ xin
chuyển quyền sử dụng đất (cụ thể là phần nguồn gốc sử dụng đất từ năm 1993 sang
trước năm 1980). Từ những hành vi đó, A và B đã chuyển 200m2 đất nông nghiệp
thành đất thổ cư. Sự việc sau đó bị phát hiện.
Xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì tội
gì? Tại sao?
A và B lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ – Điều 358
A, B Tội giả mạo trong công tác – Điều 359
Bài tập 31
A là chủ tịch Hội Cựu chiến
binh xã X. Nhiều hộ dân đã nhờ A trả tiền vay
vốn trước thời hạn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Y. Sau khi
nhận tiền, A không trả ngân hàng mà dùng để đánh bạc, chiếm đoạt của 13 hộ dân
số tiền 173 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Bài tập 32
Theo anh (chị) A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản.
Bài tập 33
Đ là Phó Chánh án Tòa án nhân dân
huyện X phụ trách hình sự. Biết Đ là lãnh đạo Tòa án huyện,
K đã đến nhà tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ đòi lại ngôi nhà cho người khác ở nhờ đã
nhiều năm nay và vụ kiện đang được thụ lý ở Tòa
án nhân dân huyện và hứa sẽ không quên ơn. Sau đó Đ đã trực tiếp nhờ thẩm
phán giải quyết vụ kiện đó chú ý hộ, bảo K là
người nhà của Đ. Kết quả là K được trả nhà, K đưa cho Đ một lượng vàng SJC.
Hãy xác định K và Đ có phạm tội không? Nếu có thì phạm
tội gì? Tại sao?
Đ – không sử dụng chức vụ quyền hạn, không
có yêu cầu 1 việc cụ thể.
Không có tội. Vì “hứa sẽ không quên ơn” không là hành vi đưa
hoặc sẽ đưa 1 lợi ích vật chất gì cả (đây là mô hình hối lộ tạ ơn,
mà VN ta không có quy định – chỉ có hối lộ mua chuộc)
Bài tập 34
A là điều tra viên của
Phòng cảnh sát hình sự thuộc công an tỉnh. B là người đang bị truy tố về tội
buôn lậu. Biết A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho hồ sơ của B nhẹ tội.
A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để
nhờ vả nhưng bị từ chối.
A vẫn gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 6
triệu đồng để A đi “chạy” giùm. B đưa cho A đủ số tiền như đã được yêu cầu. Sau một
thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại,
nhưng A không trả. Vụ việc bị phát giác.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
A lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bài tập 35
A công tác tại Sở giao thông công chánh tỉnh M
với nhiệm vụ quản lý hồ sơ xe và cấp giấy phép lái xe. Lợi dụng cương vị công
tác, A dùng con dấu của cơ quan ký và đóng dấu nhiều giấy phép lái xe để bán
cho người khác với giá 5 chỉ vàng/1 giấy phép.
Vụ việc bị phát giác. A bị đình chỉ công tác và
chờ xét kỷ luật. Trong thời gian này, A thuê B khắc
dấu giả rồi dùng con dấu giả và các biểu mẫu in sẵn trong cơ quan tiếp tục làm
10 giấy phép lái xe bán cho người khác. Những người mua giấy phép do A
bán cũng bị phát hiện.
Hãy xác
định tội danh trong vụ án này.
1. Giả mạo trong công tác
2. A tội làm giả dâu, tài
liệu và sử dụng con dấu, tài liệu
giả 341
B đồng phạm tội làm giả
con dấu.
Bài tập 36
A là Trưởng công an xã X,
đã có những hành vi sau, Hãy xác định
tội danh trong các trường hợp.
- Lợi dụng một số thương
binh của xã nhờ lĩnh hộ số tiền trợ cấp nhân
dịp A có công tác ở bên Phòng thương binh xã hội. A nhận được 15 triệu đồng rồi
chiếm đoạt luôn.
Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng danh nghĩa
công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu và đe dọa sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn. Công dân này phải
trao cho A 4 triệu đồng.
Lạm dụng chức vụ
quyền hạn chiếm đoạt tái sản – cưỡng đoạt.
- A thả những người buôn
lậu thuốc lá cùng hàng hóa của họ, vì trong số người bị bắt
có người là bà con của A.
Tội lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ
Bài tập 37
Công an thành phố H (thuộc tỉnh T) bắt quả tang X cùng Y và Z đánh bạc. Tang vật thu được hơn 24 triệu đồng
tiền đánh bạc. Lúc đó X mới 14 tuổi nên Công an thành phố H xin ý kiến cấp trên
chỉ xử lý hành chính thiếu niên này, củng cố hồ sơ xử lý hình sự Y và Z về hành
vi đánh bạc.
Công an tỉnh T trả lời "thẩm quyền quyết định thuộc Công an thành phố H, đề nghị xử
lý theo đúng quy định của pháp luật". Nhưng sau đó, ông A là Thủ trưởng cơ
quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H vì có quan hệ quen biết với Y và Z
nên đã ra quyết định xử lý hành chính tất cả X, Y và Z. Vụ việc sau đó
bị phát hiện.
Trong vụ án trên ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
T -
Bài tập 38
Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện X bất
ngờ ập vào một căn nhà bắt quả tang vụ ghi đề quy mô lớn do A điều hành. Tiến
hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ tang vật gồm 20
triệu đồng, 30 tờ phơi đề hơn 70 triệu đồng. Ngay sau đó, A và các đối tượng
được đưa về trụ sở cơ quan cảnh sát điều tra. Tại đây, H – Thủ trưởng cơ quan điều
tra chỉ đạo các điều tra viên tiến hành lấy lời khai. Từ lời khai của các đối
tượng đánh đề, các điều tra viên trình bày kết quả lên Thủ trưởng để đưa ra các
hình thức xử phạt cụ thể về tội “đánh bạc”. Tuy nhiên, H lại ra quyết định
không khởi tố vụ án mà chỉ xử phạt hành chính A và các đối tượng, mỗi người 1,5
triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của H có phạm
tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Bài tập 39
Khoảng 20h tối, vì mâu thuẫn với bố là ông M
nên A đi uống rượu về có xảy ra cãi vã, xô xát với bố mình. Bị chửi, A đã dùng
gạch, đá và dao đánh, chém bố mình. Quá trình xô xát đã khiến ông M bị chấn
thương sọ não dẫn đến tử vong (nhiều vết chém, đập vùng đầu). Sau khi vụ án xảy
ra, Công an xã mà trực tiếp là ông B - Trưởng Công an xã không báo cáo với cơ
quan cấp trên về vụ án nhằm che giấu thông tin vì gia đình ông M có quan hệ gia
đình với ông B. Việc làm của ông B đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của chính
quyền địa phương
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A, B có phạm
tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Bài tập 40
Bà M đi làm giúp việc, bị nghi ngờ trộm cắp
tiền của chủ nên hai cán bộ công an là A (điều tra viên) và B (cán bộ trinh
sát) mời về trụ sở công an huyện để xác minh vụ việc. A, B đã xích chân, đánh
đập, dùng roi điện chích điện buộc bà M phải khai nhận những sự việc không đúng
sự thật. B cũng thừa nhận đánh bà M 4 lần, một lần dùng chổi lông gà đánh vào
mu bàn tay, ba lần dùng gậy cao su đánh vào bắp tay và chân bà M. Theo kết luận
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh K, bà M bị “đa chấn thương”, trong đó có nhiều vết
thương ở vùng đùi, tay, ngực... (tỷ lệ thương tật 12%).
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A, B có phạm
tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Bài tập 41
A là Phó chánh án Tòa án huyện X và cũng là thẩm
phán được phân công giải quyết vụ án Cố ý gây thương tích mà N là bị cáo trong
vụ án này. Do biết A là người trực tiếp thụ lý vụ việc nên M là anh ruột của N
đến gặp A đề nghi A giúp đỡ giải quyết vụ việc theo hướng tuyên bị cáo N không
phạm tội với mức tiền bồi dưỡng 50 ngàn USD. A đề nghị 100 ngàn USD vì vụ việc
phức tạp phải lo thu xếp nhiều nơi. M đồng ý và đưa trước 50 ngàn cho A và 50
ngàn một tuần sau sẽ gửi vào tài khoản riêng của A. Một tuần sau, khi nhận đủ
50 ngàn USD mà M chuyển vào tài khoản, dù không có đủ căn cứ nhưng với tư cách
là phó chánh án phụ trách A đã hủy bỏ
việc áp dụng biện pháp tạm giam và cho bị cáo N tại ngoại. Sau đó, để giải
quyết vụ việc theo yêu cầu của M, A đã tiêu hủy, sửa chữa, bổ sung một số tài
liệu trong hồ sơ cũng như bí mật gặp gỡ B là người làm chứng trong vụ án đưa
cho B 100 triệu đồng để B khai lại toàn bộ lời khai theo hướng có lợi cho N. B
đồng ý nhận tiền và khai lại lời khai theo hướng dẫn của A. Vụ án được đưa xét
xử với bản án tuyên bị cáo N không phạm tội. Vụ việc của A sau đó bị phát giác,
A khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Hãy xác định tội danh trong tình huống trên.
Bài tập 42
Trong khi nghiên cứu hồ sơ
vụ án A phạm tội tham ô tài sản. K là kiểm sát viên thụ lý vụ án đã yêu cầu
người nhà bị can nộp 10 triệu đồng để K làm nhẹ tội cho A. Sau khi nhận đủ số
tiền của gia đình A, K đã hủy 3 trong số 6 chi phiếu giả mà
A đã dùng để rút tiền của nhà nước ra khỏi hồ sơ vụ án và chỉ quy kết A phải
chịu trách nhiệm về 10 triệu đồng trong tổng số 150 triệu đồng đã chiếm đoạt
của nhà nước.
Do thiếu căn cứ quy kết A
tham ô 150 triệu đồng như trong kết luận điều tra đã phản ánh, TAND tỉnh H căn
cứ vào các tình tiết khác như số tiền tham ô không lớn, bị cáo đã bồi thường
toàn bộ số tiền tham ô và các tình tiết giảm nhẹ khác tuyên phạt A 2 năm tù
nhưng cho hưởng án treo.
Theo anh (chị), K đã phạm
tội gì? Tại sao?
Bài tập 43
A và B là vợ chồng có một
đứa con trai lên 6 tuổi. Vì có mâu thuẫn nên A và B ly hôn. Tòa
quyết định chị B nuôi con và A cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 200.000đ. Tuy thu
nhập của A khá cao nhưng A không tự nguyện đến giao tiền cấp dưỡng nuôi con cho
chị B. Cơ quan thi hành án mời A nhiều lần để yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ làm
cha của mình nhưng A không đến. Vì vậy cơ quan thi hành án yêu cầu cơ quan của
A trích lại một phần lương của A để bảo đảm thi hành. C là kế toán trưởng của
cơ quan A tuy nhận được lệnh của giám đốc thực hiện theo yêu cầu của đội thi
hành án, nhưng vì nể A và theo yêu cầu của A mà không trích lương của A để nộp
cho đội thi hành án. Vì vậy đã một năm sau ly hôn A vẫn không có một đóng góp
nào để nuôi con.
Hãy xác định tội phạm
trong vụ án này.
Bài tập 44
A là người không nghề
nghiệp, chuyên trộm cắp vặt, gây gổ với những người xung quanh. A bị bắt vào cơ
sở giáo dục theo quyết định xử lý hành chính của UBND tỉnh H với thời hạn 2
năm. Sau 4 tháng ở cơ sở giáo dục, A lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo bỏ
trốn.
Hãy xác định A có phạm tội
không? Nếu có thì phạm tội gì?
Bài tập 45
A là chủ một chiếc xe tải chuyên chở hàng thuê
liên tỉnh. A thuê B làm phụ lái. A và B vận chuyển hàng hóa trên một chiếc xe
tải từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Cả hai thay phiên nhau lái xe. Trong
phiên lái xe, A đã gây tai nạn làm chết người. Do vợ sắp sinh nên A năn nỉ B
nhận tội giùm và hứa cho B 50 triệu đồng và chịu chi phí để giải quyết êm thấm
vụ việc. B đồng ý. Tại cơ quan công an, B đã tự nhận mình là người gây tai nạn
và khai báo sự việc như đã thỏa thuận
với A. Khi cơ quan công an khởi tố B về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, thì A không đưa tiền cho B như đã hứa và bỏ
mặc B. Tức giận, B đã khai sự thật với cơ quan điều tra về vụ tai nạn giao
thông. Qua điều tra đã đủ bằng chứng kết luận A mới là người gây tai nạn giao
thông và B là người nhận tội thay cho A.
Hãy định tội danh trong vụ án này.
Bài tập 46
A là chủ xe tải chuyên chở hàng thuê. A thuê
một phụ xe là B cùng lái xe chuyển hàng. Vì sơ suất B trong lúc đang lái xe gây
tai nạn làm chết 2 người và xe của A cũng bị hư hại nặng. Vì không đóng bảo
hiểm cho B nhưng muốn nhận tiền đền bù thiệt hại từ công ty bảo hiểm, nên A đã
đến cơ quan công an trình diện, tự nhận mình là người gây tai nạn. Nhờ vậy mà A
được công ty bảo hiểm đền bù 18 triệu đồng. Trên cơ sở nhận tội của A, cơ quan
điều tra ra quyết định khởi tố A về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ. Tòa sơ thẩm tuyên án A 5 năm tù. Thấy mức hình phạt áp
dụng cho mình nặng nên A nói ra sự thật. Vụ việc bị phát giác.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Bài tập 47
A là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự hiện
đang bị tạm giam tại công an Quận X trong vụ án cưỡng đoạt tài sản. N là bạn
của A đến gặp B là Đội phó đội Cảnh sát bảo vệ, hỗ trợ tư pháp và nhà tạm giữ
Quận X đề nghị B giúp A bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ với số tiền 500 triệu đồng. B
đồng ý và hẹn 3 ngày sau gặp nhau bàn bạc. Đúng hẹn, 3 ngày sau B và N gặp nhau
tại quán cà phê, sau khi nhận tiền xong B và N thống nhất kế hoạch cho A bỏ
trốn đúng phiên trực của B vào đêm thứ 3 tuần sau, trong đó N có nhiệm vụ đón A
ở cổng nhà tạm giữ vào khoảng 2 giờ sáng, còn B có nhiệm vụ bí mật gặp A để phổ
biến kế hoạch bỏ trốn. Vào đúng phiên trực ngày thứ 3, B chủ động mời 3 chiến
sỹ cùng ca trực là H, Q, S đi ăn nhậu tại quán gần công an quận để tiện việc đi
về làm nhiệm vụ với lý do vừa được lên lương. Dù biết việc ăn nhậu trong ca
trực là vi phạm nhưng vì nể cấp trên nên cả 3 đồng ý. Do có kế hoạch từ trước
nên hôm đó B cố tình mời H, Q, S uống đến gần 23 giờ thì buổi nhậu mới kết thúc
và cả 4 người về cơ quan làm nhiệm vụ. Vì uống quá nhiều nên cả ca trực hôm đó
ngủ say không phát hiện được A đã phá khóa, trèo tường trốn khỏi nhà tạm giữ
quận vào lúc 2 giờ sáng làm cho việc xử lý vụ án bị bế tắc, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng. Một năm sau A bị bắt theo lệnh
truy nã và khai nhận toàn bộ kế hoạch bỏ trốn như trên.
Hãy xác định tội danh trong tình huống trên
Bài tập 48
A là người vừa mãn hạn tù,
chưa có việc làm. A mua một khẩu súng Rulo rủ B cùng đi trấn lột. B đồng ý. Vào
lúc 13giờ, A và B đi trên một chiếc xe Honda do B đứng tên để gây án. Chúng
phát hiện chị Trang đang điều khiển chiếc xe Dream II thì B lái xe của mình áp
sát xe của chị Trang và ép đầu xe buộc chị Trang dừng xe lại. A dùng súng khống
chế buộc chị Trang giao xe và một chiếc lắc vàng. Sau khi gây án chúng đem xe
cướp được về gởi tại nhà C là chú ruột của A. C biết việc làm của A nhưng đồng
ý giữ giùm. Một lát sau, D là con gái của C đi chợ về thì được A nhờ bán chiếc
lắc vàng. D đem chiếc lắc ra tiệm vàng bán được 4.800.000đồng đem về giao đủ số
tiền cho A và được A cho 50.000đồng. D cầm tiền và cũng không hỏi gì về chiếc
lắc vàng.
Hãy xác định tội phạm trong vụ án này và giải
quyết các vấn đề phát sinh trong vụ án này.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bạn nào coi mà thấy sai sai hay muốn góp ý thì bình luận ở dưới đây hoặc ib cho mình qua Fb hay insta nha ^^