Báo cáo thực tập kết thúc học phần Đào tạo nghề luật sư

Truy cập website mới để xem và tải nhiều tài liệu hơn nhé --> tuihocluat.com


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ






HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP
Lĩnh vực: KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC DÂN SỰ




Họ và tên: ĐỖ HOÀNG NAM
Sinh ngày 20 tháng 01 năm 1996
SBD: 144 Lớp: LS19.3C
Luật sư khóa: 19.3 tại: TP. Hồ Chí Minh










Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2020









VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
X – CHI NHÁNH 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên tổ chức hành nghề luật sư/TTTGPL: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X – CHI NHÁNH 1
Giấy đăng ký hoạt động: x
Địa chỉ trụ sở:
Điện thoại:
Fax:
XÁC NHẬN
Học viên: ĐỖ HOÀNG NAM
được nhận thực tập nghề luật sư tại Văn Phòng Luật Sư X – Chi nhánh 1
kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2019 đến ngày 04 tháng 02 năm 2020
Họ tên luật sư/người hướng dẫn: Luật sư X
Số Thẻ luật sư: ........................................................................
Tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn (hoặc trung tâm trợ giúp pháp lý, trợ giúp viên pháp lý), người thực tập cam kết tuân thủ các quy định tại hướng dẫn thực tập nghề luật sư của Học viện Tư pháp.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2019

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X
CHI NHÁNH 1









Luật sư x


Người hướng dẫn thực tập





Luật sư x
Người thực tập





Đỗ Hoàng Nam



HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

Họ và tên       : ĐỖ HOÀNG NAM
Số báo danh  : 144
Lớp               : 19.3C
Khóa             : 19.3
Thời gian
Nội dung công việc
Địa điểm
Ghi chú
30/12/2019
Tiếp nhận thực tập, giới thiệu luật sư hướng dẫn, sắp xếp nơi làm việc và thiết bị làm việc
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

31/12/2019
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
Nghiên cứu bộ luật dân sự.
Tìm hiểu thủ tục hoàn tất nghĩa vụ tài chính và đóng mã số thuế tại Chi cục Thuế
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

02/01/2020
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc                          
Nghiên cứu bộ luật dân sự.
Nghiên cứu pháp luật về thừa kế.
Nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt mã số thuế Hộ kinh doanh
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

03/01/2020
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
Nghiên cứu bộ luật dân sự.
Nghiên cứu pháp luật về việc thỏa thuận phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

06/01/2020
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

07/01/2020
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
Soạn văn bản thỏa thuận về việc tặng cho một phần tài sản.
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

08/01/2020
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
Xem và sửa lại nội dung văn bản thỏa thuận về việc tặng cho một phần tài sản.
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

09/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Xem và sửa lại nội dung văn bản thỏa thuận về việc tặng cho một phần tài sản.
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

10/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Sao y hồ sơ, giấy tờ.
Nghiên cứu hồ sơ về hợp đồng tặng cho.
Soạn thảo đơn xin sao chụp tài liệu.
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

13/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Đánh máy văn bản mẫu.
Soạn thảo hợp đồng tặng cho.
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

14/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Sửa và bổ sung hợp đồng tặng cho.
Nhận kết quả hồ sơ chấm dứt mã số thuế hộ kinh doanh
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

15/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Nộp hồ sơ trực tuyến tại công thôn tin quốc gia một cửa thủ tục “chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh”

Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

16/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

17/01/2020
Làm báo cáo thực tập
Nộp hồ sơ bản chính thủ tục “chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh” và nhận thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

03/02/2020
Hoàn chỉnh báo cáo
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

04/02/2020
Hoàn chỉnh báo cáo và trình ký cho người hướng dẫn thực tập
Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1

Xác nhận của người hướng dẫn thực tập




Luật sư X



              HỌC VIỆN TƯ PHÁP
        KHÓA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
Lĩnh vực: Kỹ năng tham gia giải quyết vụ, việc dân sự

1.    Tóm tắt nội dung vụ án:

Nguyên Đơn: Đỗ Thị Quýnh, năm sinh 1944 (chết ngày 13/5/2019)
Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn:
-       Bà Mai Thị Thu Cúc, sinh năm 1976
-       Ông Mai Thanh Thế Cường, sinh năm 1978
-       Ông Mai Thế Chương
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Cúc: Ông X– Luật sư Văn phòng luật sư X thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Ông Đỗ Tiến Hoàng, sinh năm 1970
Nội dung vụ việc:
Năm 2005, ông Đỗ Tiến Hoàng đã vay của Đỗ Thị Quýnh 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng). Sau đó, khoảng tháng 10 năm 2018 vì tin tưởng ông Hoàng là cháu ruột của mình nên bà Quýnh đã đưa cho ông Hoàng giữ giúp số tiền 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng). Như vậy, tổng số tiền ông Hoàng vay và giữ giùm cho bà Quýnh là 450.000.00 đồng (bốn trăm năm mươi triệu đồng) giữa bà Quýnh và ông Hoàng là dì cháu nên hai bên không viết giấy vay tiền hoặc ký nhận bất kỳ giấy tờ gì. Bà Quýnh khởi kiện yêu cầu tòa án buộc ông Hoàng trả lại số nêu trên. Ngày 13/05/2019, bà Quýnh chết, bà Cúc, ông Cường, ông Chương là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong vụ kiện tranh chấp này vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.

2.    Ghi chép kết quả hoạt nghiên cứu hồ sơ và kết quả các hoạt động khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết vụ án:

a.    Bảng ghi chép kết quả hoạt nghiên cứu hồ sơ:

STT
Văn bản nghiên cứu
Ngày ban hành
Ghi chú
I.
Văn bản pháp luật hiện hành
1.     
Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII
24/11/2015
Sau đây ghi tắt là “BLDS 2015”
2.     
Bộ luật Tố tụng Dân sự: 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII
25/11/2015
Sau đây ghi tắt là BLTTDS 2015
3.     
Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013
29/11/2013
Sau đây ghi tắt là Luật Đất đai
4.     
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
11/01/2019

5.     
Thông báo số 15/TB-HĐTP của HĐTP Tòa án Nhân dân Tối Cao về việc đình chính nghị quyết của HĐTP Tòa án Nhân dân Tối Cao
05/06/2019

II.
Hồ sơ vụ việc
6.     
Đơn khởi kiện
25/02/2019

7.     
Đơn xin miễn tiền tạm ứng án phí
25/02/2019

8.     
Thông báo thụ lý vụ án dân sự số 156/2019/TLST-DS
27/02/2019

9.     
Bản tự khai – Bị đơn Đỗ Tiến Hoàng
21/03/2019

10.  
Biên bản kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải
28/03/2019
Ông Hoàng xin trả dần số tiền
11.  
Bản tự khai – Người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của Nguyên đơn: ông Mai Thanh Thế Cường và Mai Thế Chương
21/05/2019

12.  
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 125/2019/QĐXXST-DS
05/06/2019

13.  
Bản án sơ thẩm số 257/2019/DS-ST
18/06/2019

14.  
Đơn Kháng cáo
25/6/2019
Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
15.  
Thông báo thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm số 378/2019/TLPT-DS
12/8/2019

16.  
Văn bản ủy quyền công chứng số 017933 - Người đại diện theo ủy quyền của ông Mai Thanh Thế Cường và Ông Mai Thế Chương: Bà Mai Thị Thu Cúc
15/10/2010
Tại Văn phòng Công chứng Dương Thị Cẩm Thủy
17.  
Văn bản ủy quyền số công chứng 26380 – Người đại diện theo ủy quyền của ông Đỗ Tiến Hoàng: Ông Ngô Đa Ngà

07/10/2019
Tại Văn phòng công chứng số 5, thành phố Hồ Chí Minh
18.  
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 4267/2019/QĐ-PT
17/9/2019

19.  
Quyết định hoãn phiên tòa số 8213/2019/QĐ-PT
07/10/2019

b.    Kết quả nghiên cứu pháp luật:

v Quyền đòi lại tài sản
Quyền chiếm hữu tài sản là một trong những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Việc một người chiếm hữu tài sản được phát sinh trên cơ sở hoặc là có căn cứ pháp luật hoặc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015, việc chiếm hữu dựa trên một trong các căn cứ sau thì được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật: 
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Như vậy, nếu chủ thể khác có hành vi chiếm hữu nhưng không phát sinh từ một trong các căn cứ trên thì bị xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. 
Trong chế định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, được phân chia thành chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình:
-       Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Ví dụ: như A mua một chiếc laptop cũ từ bạn cùng lớp là B. A không biết rằng chiếc laptop kia do B lấy trộm từ C. Do đó, A tin chắc rằng mình có quyền chiếm hữu đối với chiếc lap mới mua.
-       Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Ví dụ: A mua một chiếc xe gắn máy từ B với giá rẻ, không có giấy tờ. Mặc dù biết chiếc xe của B không có giấy tờ nhưng do ham rẻ, A vẫn cố tình mua. Vì xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, A biết rõ việc mua bán như vậy là sai nhưng thực hiện. A là người chiếm hữu không ngay tình. 
Căn cứ theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015, "1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật".
Pháp luật quy định việc có đòi lại được tài sản hay không phụ thuộc vào nguồn gốc có được tài sản, tính chất ngay tình trong chiếm hữu, nguyên tắc đền bù. Cụ thể:
Điều 167: Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
          Pháp luật về Dân sự cũng có quy đinh cụ thể chủ Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật cụ thể tại khoản 1 Điều 166 BLDS 2015. Vậy người chiếm hữu tài sản, được lợi về tài sản mà không có căn cứ tại Điều 165 BDLS 2015 thì sẽ bị người chủ sở hữu thực sự của tài sản khởi kiện đòi lại tài sản tại Tòa án có thẩm quyền.
v Trách nhiệm chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại Điều 357 thì trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định như sau:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015.”
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc áp dụng lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền tại Tòa án vẫn còn có một số quan điểm khác nhau, cụ thể:
Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015
Theo TANDTC, cách ghi nội dung về nghĩa vụ chậm thi hành án đối với vụ án dân sự như sau: “Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015”.
Tuy nhiên, một số quan điểm hiện nay thì cho rằng việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là chưa hợp lý, bởi lẽ:
Một là, theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được chia làm 02 trường hợp, đó là, nếu có thỏa thuận thì áp dụng theo mức lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015. Do đó, nếu trong mọi trường hợp mà áp dụng mức lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là không đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền (bên được thi hành án) khi mà bên có quyền (bên được thi hành án) có thỏa thuận lãi suất cao hơn mức lãi suất tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 và phù hợp với mức lãi suất theo khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015.
Ví dụ: A là bên cho vay, B là bên đi vay tiền. A và B thỏa thuận là mức lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là 15%/ năm. Do vậy, Tòa án áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là không phù hợp, thấp hơn mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận là 15%/ năm.
Hai là, Điều 357 BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là điều luật quy định chung cho nhiều loại hợp đồng dân sự chứ không phải áp dụng riêng cho loại hợp đồng vay. Đó có thể là trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ… Vì vậy, mặc dù khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo mức lãi suất vay tại Điều 468 BLDS năm 2015 nhưng để áp dụng chính xác, cụ thể về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì không nên áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến mà áp dụng ngay tại điều luật về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo Điều 468 BLDS năm 2015
Do mức lãi suất phát sinh chậm trả tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 có hai trường hợp xảy ra dẫn chiếu đến thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015. Nên một số Tòa án không áp dụng lãi suất theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến mà áp dụng luôn cả khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Vì vậy một số Tòa án đã áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 468 BLDS năm 2015.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng việc áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 để tính lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như trên hiện nay là không phù hợp. Bởi lẽ, cũng như quan điểm 1 thì Điều luật 468 BLDS năm 2015 chỉ áp dụng cho loại quan hệ hợp đồng vay tài sản còn các loại quan hệ hợp đồng dân sự khác việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 thì sẽ chính xác và hợp lý hơn mặc dù Điều 357 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến Điều 468 BLDS năm 2015. Đồng thời theo quy định tại Điều 468 BLDS năm 2015 thì chỉ ghi nhận hai trường hợp là nếu có thỏa thuận thì áp dụng mức lãi suất thỏa thuận không quá 20%/năm. Nếu có thỏa thuận mà không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi thì lãi suất được xác định là 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Như vậy, đối với trường hợp không thỏa thuận lãi suất thì việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 468 là không hợp lý, còn thiếu sót.
Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo Điều 357 BLDS năm 2015
Hiện nay, có một số Tòa án áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 chứ không áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến. Một số quan điểm cho rằng, việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 là hợp lý, bởi vì đây là Điều luật áp dụng cụ thể đối với nghĩa vụ do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền; ngoài ra, Điều luật này áp dụng chung cho các loại hợp đồng dân sự nói chung chứ không phải áp dụng riêng đối với hợp đồng vay tài sản; giúp cho những người có liên quan đến việc thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ nắm rõ hơn về điều luật áp dụng về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

3.    Kế hoạch bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn:

a.    Hỏi người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn (bà Mai Thị Thu Cúc):

-       Tại hai thời điểm mà cụ Đỗ Thị Quýnh đưa cho bị đơn 50.000.000 đồng và 400.000.000 đồng thì bà có biết vụ việc này không?

-       Các lần bị đơn đưa tiền cho cụ Quýnh thì bà có biết không?
-       Nếu biết thì bà có biết tổng cộng số lần bị đơn trả cụ Quýnh là bao nhiêu lần và tổng cộng số tiền đó là bao nhiêu không?
-       Việc cụ Quýnh đưa cho bị đơn 450.000.000 đồng có giấy tờ gì ghi nhận hay có người nào làm chứng là tặng cho hay vay mượn không?

b.    Hỏi bị đơn (ông Đỗ Tiến Hoàng):

-       Bị đơn hãy cho biết giữa bị đơn và bà Quýnh có mối quan hệ gì?
-       Lí do tại sao cụ Quýnh lại đưa cho bị đơn số tiền lớn như vậy không?
-       Bị đơn hãy cho biết chính xác số tiền mà bị đơn nhận từ cụ Quýnh không?
-       Bị đơn từng trả tiền hàng tháng cho cụ Quýnh không? Số tiền mỗi lần là bao nhiêu?
-       Mục đích của việc trả tiền hàng tháng đó là gì?

4.    Bài luận cứ bảo vệ quyền, lợi ích của Nguyên Đơn

Thưa hội đông xét xử.
Thưa vị đại diện viện kiểm sát.
Tôi là là luật sư Đỗ Hoàng Nam, đến từ Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, tôi là luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn là bà Đỗ Thị Quýnh (đã mất ngày 13/5/2019) nay có  Bà Mai Thị Cúc, ông Mai Thanh Thế Cường, ông Mai Thế Chương là người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn.
Tôi trình bày các luận cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn như sau:
Tóm tắt nội dung vụ án:
Năm 2005, ông Đỗ Tiến Hoàng đã vay của Đỗ Thị Quýnh 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng). Tiếp đó khoảng tháng 10 năm 2018 vì tin tưởng ông Hoàng là cháu ruột của mình nên bà Quýnh đã đưa cho ông Hoàng giữ giùm số tiền 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng). Như vậy, tổng số tiền ông Hoàng vay và giữ giùm cho bà Quýnh là 450.000.00 đồng (bốn trăm năm mươi triệu đồng) giữa bà Quýnh và ông Hoàng là dì cháu nên hai bên không viết giấy vay tiền hoặc ký nhận bất kỳ giấy tờ gì. Bà Quýnh khởi kiện yêu cầu tòa án buộc ông Hoàng trả lại số nêu trên. Ngày 13/05/2019, bà Quýnh chết, bà Cúc, ông Cường, ông Chương là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong vụ kiện tranh chấp này vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.
Xét về yêu cầu của nguyên đơn:
Thứ nhất, nguyên đơn đòi bị đơn trả 450.000.000 đồng. Xét thấy:
Hai bên không lập hợp đồng, giấy tờ biên nhận. Song pháp luật dân sự có quy định giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2.Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Do đó, có thể thấy việc ông Đỗ Tiến Hoàng nhận 450.000.000 đồng từ cụ Đỗ Thị Quýnh đã phát sinh giao dịch dân sự. Mặc dù vụ việc không được ghi nhận bằng văn bản nhưng sự thỏa thuận về mặt lời nói cũng đã xác lập hợp đồng thỏa thuận giữa bị đơn và cụ Quýnh.
          Thứ hai, theo Bản tự khai – Bị đơn Đỗ Tiến Hoàng ngày 21/03/2019 có trình bày: “Ông có nhận của bà Đỗ Thị Quýnh tổng số tiền là 450.000.000 đồng…. Khi bà Quýnh kẹt tiền ông đã nhiều lần đưa tiền cho bà Quýnh, nay ông không có điều kiện để đưa lại”. Tại biên hòa giải ngày 28/03/2019, ông Hoàng xin trả dần số tiền nêu trên. Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
Do đó, lời khai của bị đơn vào các ngày 21/03/2019 và 28/03/2019 được coi là nguồn để thu thập chứng cứ.
Thứ ba, theo bị đơn ông Đỗ Tiến Hoàng trình bày tại Bản tự khai ngày 21/03/2019 và các biên bản hòa giải cho thấy:
“Trong thời gian qua bà Quýnh kẹt tiền, ông Hoàng đưa cho bà Quýnh nhiều lần, mỗi lần 7.000.000 đồng, có lần 10.000.000 đồng, hai lần 6.000.000 đồng.” Điều đó cho thấy ông Đỗ Tiến Hoàng đã ngầm thừa nhận việc cụ Quýnh cho ông vay 450.000.000 đồng để làm ăn chứ không phải là tặng cho bị đơn. Bởi lẽ, nếu như bị đơn được cụ Quýnh cho khoản tiền đó thì bị đơn không có nghĩa vụ phải thanh toán trả dần cho cụ Quýnh làm nhiều đợt và việc bị đơn thừa nhận thanh toán các khoản tiền trên đã nói lên việc thỏa thuận của bị đơn và cụ Quýnh đã xác lập hợp đồng vay.
Kính thưa Hội đồng xét xử.
Từ những phân tích trên, tôi đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 119, Điều 166 Bộ luật dân sự 2015, chấp thuận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc ông Đỗ Tiến Hoàng trả 450.000.000 đồng (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).
Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bà Đỗ Thị Quýnh buộc ông Đỗ Tiến Hoàng trả 450.000.000 đồng (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).
Trên đây là quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Đỗ Thị Quýnh, cám ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe ý kiến của Luật sư.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2020



.
Luật sư Đỗ Hoàng Nam




5.    Những kinh nghiệm nghề rút ra từ việc tham gia quá trình giải quyết vụ án:

a.    Kỹ năng đối với khách hàng:

Lắng nghe, ghi chép, phản hồi đồng cảm. Nắm vững quy tắc đạo đức hành nghề luật sư để vận dụng khi tham gia giải quyết vụ việc dân sự.
Đánh giá sơ bộ về tính hợp pháp của những yêu cầu từ khách hàng. Khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng cần phải chắt lọc những thông tin có liên quan vụ việc. Bởi vì, khách hàng thường nêu vấn đề dưới góc nhìn chủ quan của họ và thể hiện nhiều bức xúc từ họ. Do đó, cần phải chắt lọc thông tin cần thiết và phải tâm lý khi ngắt những phần trình bày không liên quan tránh để khách hàng cảm thấy luật sư không biết lắng nghe và trân trọng khách hàng.
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tìm kiếm các quy định pháp luật phù hợp để đánh giá, chứng minh yêu cầu của khách hàng có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Nếu yêu cầu là phù hợp với pháp luật thì sẽ là cơ sở để tư vấn và giúp khách hàng có phương án giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoặc nếu yêu cầu của khách hàng là không phù hợp với quy định pháp luật thì tư vấn cho khách hàng thay đổi yêu cầu cho phù hợp, hoặc đánh giá rủi ro cho khách hàng biết và lựa chọn phương án phù hợp.
Khai thác thông tin từ khách hàng, khéo léo khi đặt các câu hỏi nhằm làm rõ vấn đề và yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ để luật sư có thể đánh giá một cách toàn diện, vì khách hàng thông thường có tâm lý không muốn người khác biết quá nhiều thông tin cá nhân của mình mà đặc biệt là tài sản. Do đó, phải khéo léo trong vấn đề khai thác thông tin từ khách hàng.
Khi sọan thảo Thư tư vấn cần lưu ý đến hình thức, nội dung và kỹ thuật soạn thảo xem đã phù hợp với vấn đề hay chưa. Bên cạnh đó cũng cần xem xét đến cách trình bày đã đầy đủ nội dung, logic và dễ tiếp cận hay chưa; ý nghĩa của từng câu trong Thư tư vấn đã chuẩn chỉ hay vẫn còn có cách hiểu khác nhau.

b.    Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ:

Nghiên cứu tất cả các pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn có liên quan đến vụ việc nhận từ khách hàng. Khi tìm kiếm quy định pháp luật cần phải xem xét đến hồ sơ và hiệu lực của văn bản từ đó đối chiếu với vấn đề cần giải quyết để xác định văn bản nào có hiệu lực và điều chỉnh về vấn đề này.
Kỹ năng đọc hiểu và tóm tắt hồ sơ một cách ngắn gọn và hiệu quả nhất để thuận lợi cho việc nghiên cứu và tìm phương án tư vấn vụ việc.
Nghiên cứu thật kĩ hồ sơ vụ án để tìm các manh mối, chi tiết nhằm dẫn chững cho các luận cứ bảo vệ cho nguyên đơn.
Kỹ năng tiếp nhận hồ sơ, sắp xếp hồ sơ theo trình tự thời gian, sự kiện pháp lý diễn ra. Từ đó, phân loại tài liệu có lợi và bất lợi để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm hồ sơ.
Nắm vững các trình tự, thủ tục của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ việc dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự.

c.     Kỹ năng với cơ quan nhà nước

Thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng để nắm được lịch trình, thời gian, không gian làm việc cụ thể. Từ đó, để có sự chủ động sắp xếp tham gia giải quyết nhiều vụ án hình sự một cách chính xác, tránh lãng phí thời gian và chi phí, tạo sự uy tín – chuyên nghiệp đối với khách hàng.



HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

(Phần dành cho người hướng dẫn nhận xét)
Họ và tên Luật sư, TGVPL hướng dẫn: Luật sư x
Lĩnh vực: Tham gia giải quyết vụ, việc dân sự
Tại Công ty/VPLS/TTTGPL: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X – CHI NHÁNH 1...............................................................................
Địa chỉ: x, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Họ và tên học viên: ĐỖ HOÀNG NAM
Lớp: LS19.3C, Khóa: 19.3 tổ chức tại: Học viện Tư pháp TP.HCM
Nhận xét của người hướng dẫn:
Tôi, Luật sư X là luật sư hướng dẫn thực tập cho học viên: Đỗ Hoàng Nam nêu trên. Nay, nhận xét quá trình thực tập từ ngày 30/12/2019 đến ngày 04/02/2020 như sau:
1. Về năng lực, trình độ chuyên môn:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
2.Về kỹ năng hành nghề luật sư và khả năng đáp ứng chất lượng công việc được giao:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
3.Về ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
4. Về tư cách đạo đức, việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của học viên thực tập:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
5. Kết luận
Qua thời gian hướng dẫn thực tập, tôi nhận xét học viên Đỗ Hoàng Nam đã hoàn thành thời gian thực tập tại Văn phòng Luật sư X – Chi nhánh 1.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2020.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP




Luật sư x






VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
X – CHI NHÁNH 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên tổ chức hành nghề luật sư/TTTGPL: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X – CHI NHÁNH 1
Giấy đăng ký hoạt động: x
Địa chỉ trụ sở: x, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 
Fax:
XÁC NHẬN
Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ theo các quy định về quản lý rủi ro tại công ty. Văn phòng luật sư X – Chi nhánh 1 không thể thực hiện việc cung cấp bất kỳ hồ sơ thực tế kèm theo nào, bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu hồ sơ liên quan đến bản báo cáo thực tập nêu trên cho thực tập sinh Đỗ Hoàng Nam để sử dụng cho mục đích báo cáo thực tập của thực tập sinh.
                 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2020
                                     ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
                         VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X – CHI NHÁNH 1
                                                                                    


                                                      Luật Sư x



HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Phần dành cho Giảng viên đánh giá)
STT
Yêu cầu nội dung
Điểm thành phần
Điểm đạt được
Phần 1:
2 điểm
Nhận xét của người hướng dẫn thực tập:


- Các ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn;
0.5

- Các ưu điểm, hạn chế về kỹ năng hành nghề:
0.5


- Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật;
0.5

- Việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của học viên thực tập.
0.5

Phần 2:
4 điểm
Đánh giá hồ sơ báo cáo thực tập:


- Hình thức Hồ sơ báo cáo thực tập: Đầy đủ giấy tờ tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ vụ việc theo mục 4 Kế hoạch thực tập.
0.5


- Nhật ký thực tập
Đầy đủ nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện các công việc đối với mỗi vụ, việc được tham gia theo sự phân công của luật sư hướng dẫn, trong đó nêu rõ về cơ sở pháp lý, cách thức giải quyết vụ, việc và kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư thu nhận được từ quá trình tham gia giải quyết vụ, việc.
1

- Báo cáo thực tập:


Tóm tắt nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng
0.5

Thể hiện các yêu cầu trong quá trình tư vấn, nghiên cứu hồ sơ (tùy lĩnh vực lựa chọn, nội dung mỗi lĩnh vực cụ thể trong mẫu biểu số 04);
1.5

Rút kinh nghiệm, bài học qua quá trình thực tập vụ việc;
 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tập và đề xuất, kiến nghị.
0.5

Phần 3: 4 điểm
Phần đánh giá về kiến thức (vấn đáp)


Trình bày và bảo vệ quan điểm về vụ, việc báo
2

Trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống do giảng viên đưa ra
2


TỔNG ĐIỂM



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2020
Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
  


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Luật sư - Dân sự - Ho so 9 - YD và Thu ver 2

Hình sự - Bài tập - CỤM 2 - CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI

Luật sư - Dân sự - Ho so 7 - Hảo Nguyệt Ver 2